- Advertisement -spot_img

Lệ Thủy và các vai diễn cô gái đồng quê hay nhất trong sự nghiệp

Subcribe OnDemandViet Channel Để Theo Dõi Những Tin Độc Quyền Miễn Phí: Click Here

Nên đọc

Là người yêu thích cải lương, ai lại không quen thuộc với cái tên Lệ Thủy – cô đào chuyên sở hữu các vai diễn hiền lành chất phát nhưng số phận vô cùng truân chuyên, nổi tiếng qua hàng loạt tân cổ trích đoạn đến các tuồng cổ. Đóng cặp với rất nhiều tài tử nổi tiếng như Minh Phụng, Minh Vương, Trọng Hữu,… Lệ Thủy dường như là cái tên “đào hoa” nhất thế giới cải lương. Hãy cùng OndemandViet nhìn lại một số vai diễn nổi bật về người nghệ sĩ tài hoa này nhé! 

1.Bén duyên nghệ thuật sân khấu với gánh Trâm Vàng.

Xuất thân là chị cả trong một gia đình nông dân nghèo của tỉnh Vĩnh Long, Lệ Thủy từ nhỏ đã cùng gia đình lên Sài Gòn để mưu sinh. Năm 10 tuổi, nghệ sĩ Tư Long làm ở ban văn nghệ xóm bên tình cờ nghe bài ca vọng cổ, đã mời bà tham gia và gửi theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở Khánh Hội. Vì gia đình nợ nần tứ phía và không tiếp tục đến trường được do không có khai sinh, Lệ Thủy đã phải làm việc sớm để phụ giúp gia đình và quyết định xin đi theo làm việc ở gánh Trâm Vàng (Biên Hòa, Đồng Nai) để đỡ gánh nặng cho ba mẹ. Cùng từ đây, mối nhân duyên trở thành đào hát của Lệ Thủy bắt đầu.

2. 3 vai diễn “cô gái thôn quê đậm chất nghĩa tình” hay nhất của Lệ Thủy. 

  • Lan Và Điệp (Vai Lan)

Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1933, qua tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Câu chuyện nói về mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của cô gái tên Lan và chàng trai tên Điệp. Do mắc mưu của ông quan Phủ ở tỉnh lẻ, Điệp – một học sinh nghèo – phải phụ tình vị hôn thê là Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông Phủ. Lan ôm mối tình tuyệt vọng bỏ nhà đến chùa để cắt tóc đi tu. Cao trào của câu chuyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút hơi thở cuối cùng.

Được chuyển thể thành tuồng cải lương cùng tên, với sự tham gia của Lệ Thủy (vai Lan) và Trọng Hữu (vai Điệp) đã tạo nên một câu chuyện bi ai lấy đi không ít nước mặt của người xem.

  • Lá sầu riêng (trong vai Diệu)

“Lá sầu riêng” đề cập đến đạo hiếu mà người Việt Nam coi là có ý nghĩa hàng đầu trong việc tu dưỡng về nhân cách. Tuồng cải lương đã chạm đến trái tim khán giả khi kể về chuyện người con trai suýt bất hiếu với mẹ của mình. Vì mê giàu sang, sợ mất tình yêu mà cậu đã xem thường công ơn của một bà mẹ thuộc dân lao động rất nghèo nhưng hết mực thương con. Và rồi trước tình mẹ, trước dòng nước mắt của mẹ, lương tâm về đạo hiếu, về nghĩa của người mẹ đã thức tỉnh người con trai.

  • Nửa Đời Hương Phấn (Vai Diệu)

Vở cải lương là chuyện buồn của The, lên thành phố tìm việc làm nuôi gia đình nhưng bị dụ dỗ, sa vào nghề “buôn phấn bán hương” với cái tên Hương. The có mối tình với chàng trai tên Tùng nhưng bị anh trai của Tùng là Hai Cang ngăn trở. Trớ trêu, Tùng sau này cưới Diệu mà không biết cô là em gái của Hương.

Buồn đời, Hương quy y cửa Phật. Sau khi biết được những uẩn ức của Hương, Tùng cùng vợ và mẹ đến chùa khuyên Hương hoàn tục. Bỏ qua mọi lời khẩn cầu, Hương quyết tìm quên “nửa đời hương phấn” trong chiếc áo nâu sòng cùng những lời tụng niệm:

“Nửa đời hương phấn hư hao,

Nửa đời còn lại gửi vào thiền môn”

Sở hữu số vai diễn đồ sộ, đa dạng nhiều thể loại nhân vật khác nhau, nhưng Lệ Thủy vẫn là cô gái vùng quê chất phát ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Tiếp tục cùng Ondemandviet theo dõi những thông tin mới nhất của Lệ Thủy tại Trang Blog về Cải lương của OndemandViet và thưởng thức những tuồng cải lương huyền thoại trên OndemandViet Cải Lương

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Tin mới