- Advertisement -spot_img

NHỮNG DẤU ẤN CẢI LƯƠNG QUA NĂM THÁNG

Subcribe OnDemandViet Channel Để Theo Dõi Những Tin Độc Quyền Miễn Phí: Click Here

Nên đọc

Ra đời muộn hơn hàng trăm năm so với chèo và hát bội nhưng chỉ tròn một thế kỷ hình thành và phát triển, nghệ thuật cải lương lại có bước tiến mạnh mẽ nhất. Đến nay, cải lương vẫn là loại hình sân khấu truyền thống mang đậm nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam, có khả năng lan tỏa và phát triển khắp mọi miền.

Hơn 100 năm lịch sử thăng trầm, nghệ thuật cải lương đã để lại bao dấu ấn khẳng định sức sống mạnh mẽ trường tồn của mình.

=> Xem những vở Cải Lương chất lượng cao tại đây: OnDemandViet

Đầu tiên là tên gọi “Cải lương”

Sân khấu cải lương được nhiều tài liệu xác định ra đời từ năm 1918 với việc ông Châu Văn Tú thành lập Gánh hát Thầy Năm Tú – Mỹ Tho và xây rạp Cinéma – Théâtra (nay là rạp hát Thầy Năm Tú ở Tiền Giang) khai diễn vở cải lương đầu tiên là Kim Vân Kiều. Tuy nhiên, tên gọi “Cải lương” vẫn chưa có mà chỉ là các gánh hát “tân thời” hoặc “kim thời”. Đến năm 1920, gánh hát quy mô đầu tiên tại Sài Gòn là Tân Thinh, của ông Trương Văn Thông (người Sa Đéc) chính thức xưng danh: “Đoàn hát Cải lương”, kèm đôi liễn nêu tôn chỉ mục đích của đoàn: “Cải cách hát ca theo tiến bộ/Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”. Đa số ý kiến thống nhất từ “Cải lương” bắt nguồn từ đôi liễn này.

Từ Dạ cổ hoài lang đến Vọng cổ – “bản nhạc vua” của sân khấu cải lương

Năm 1919, nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892 – 1976) sáng tác Dạ cổ hoài lang trong tâm trạng nhớ nhung tột độ, dằn vặt khi bị buộc xa người vợ hiền vì lễ giáo phong kiến. Đặt mình vào vị thế người vợ đang mong nhớ chồng mà sáng tác nên Dạ cổ hoài lang với giai điệu sâu lắng, lời ca buồn man mác. Dạ cổ hoài lang được giới tài tử đánh giá cao, nhanh chóng phổ biến khắp nơi. Nhờ “tính động”, dễ mở nhịp trong các câu nhạc, Dạ cổ hoài lang đã được phát triển từ nhịp 2 thành Vọng cổ nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16 và đặc biệt là Vọng cổ nhịp 32 – “bản nhạc vua” của sân khấu cải lương. Đây là quá trình phát triển năng động, sáng tạo và khoa học của nhiều thế hệ nhạc sĩ theo yêu cầu phát triển của âm nhạc dân tộc từ nhạc tài tử lên Cải lương.

Đa dạng phong cách

Sự đa phong cách đã làm nên sức sống cho sân khấu cải lương, giúp mở rộng đối tượng khán giả khi mỗi người có thể lựa chọn điểm đến “hợp gu”: thích “tuồng sang” có Thanh Minh – Thanh Nga; xem “tuồng thời thượng” ghé Dạ Lý Hương; mê “tuồng ca” đến Kim Chung; coi tuồng “cắc-bùm” chọn Hoa Sen; thích tuồng Tàu thăm Minh Tơ…

Giai đoạn phát triển rực rỡ

Hàng loạt gánh hát ra đời chuẩn bị nền tảng cho bộ môn nghệ thuật thuở sơ khai như: gánh Thầy Thận Sa Đéc, Thầy Năm Tú, gánh hát kim thời “Đồng bào Nam” Mỹ Tho… Tiếp đó, những gánh đầu tiên của thập niên 1920 – 1930 được ra mắt như Nam Đồng bang, Phước Cương, Huỳnh Kỳ, Hồng Nhựt, Nghĩa Hiệp bang… Trong đó, hai bang Phước Cương và Trần Đắc nổi lên với các tuồng đa thể loại, từ tuồng tích của Trung Quốc, loại xã hội đến các tuồng phóng tác như Tơ vương đến thác, Giá trị và danh dự… Sang thập niên 1930 – 1940, nhiều gánh mới tiếp tục được thành lập, tạo nên bức tranh sống động, đa diện của cải lương đương thời, với các gánh hát Phi Phụng, Phụng Hảo, Thái Bình… Loạt gương mặt nghệ sĩ xuất sắc thời kỳ này như Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ, Bảy Nam, Bảy Nhiêu, Ba Vân, Út Trà Ôn… đánh dấu mốc son rực rỡ mới của cải lương.

10 năm giải Thanh Tâm – dấu ấn không phai

Năm 1958, ký giả Trần Tấn Quốc (1914 – 1987) – bút danh Thanh Tâm, là chủ nhật báo Tiếng Dội, một trong những người hình thành trang kịch trường trên báo (tiền thân trang Văn hóa – Văn nghệ ngày nay) – đã sáng lập nên giải thưởng Cải lương đầu tiên: giải Thanh Tâm. Trong 10 năm tồn tại, giải Thanh Tâm đã góp công lớn trong việc phát triển tài năng, hun đúc tinh thần cho nghệ sĩ trẻ hoàn thiện cả nghề nghiệp lẫn đạo đức. Qua sự kiểm chứng của thời gian, có thể thấy các huy chương vàng Thanh Tâm thực sự là “vàng mười” khi đều bật sáng và khẳng định được tên tuổi sau khi nhận giải. Đến nay, nhiều người đã trở thành “huyền thoại” như: “Nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga, “Cải lương chi bảo” Bạch Tuyết, “Hoàng đế đĩa nhựa” Tấn Tài, “Giọng ca nhung lụa” Ngọc Giàu, “bậc thầy kép độc” Diệp Lang, hay NSND Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu… vẫn là những ngôi sao sáng nhất đến tận hôm nay.

Lễ trao giải Thanh Tâm ngày ấy

Hiện nay, tuy loại hình sân khấu cải lương đã không còn được thịnh hành như trước bởi sự ra đời của nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại. Tuy nhiên, sân khấu cải lương đã từng có được thời điểm đỉnh cao nghệ thuật và sẽ mãi trường tồn như một nét đẹp truyền thống trong văn hóa dân tộc của người Việt Nam.

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Tin mới