- Advertisement -spot_img

Đoàn Huỳnh Long – Gia tộc cải lương lừng danh qua những thăng trầm

Subcribe OnDemandViet Channel Để Theo Dõi Những Tin Độc Quyền Miễn Phí: Click Here

Nên đọc

Huỳnh Long cũng là một đại gia tộc song song với Minh Tơ trong lĩnh vực tuồng cổ, và cùng phát triển lẫn suy tàn gần như cùng thời. Hiện nay cả Huỳnh Long và Minh Tơ đều đang ra sức hồi phục bảng hiệu một cách cảm động.

Ông bầu Bảy Huỳnh và vợ là nghệ sĩ Ngọc Hương là nghệ sĩ hát bội cùng nổi danh thập niên 1940 – 1950, lập gánh riêng tên gọi Chánh Thành, hát thường trực ở đình Nhơn Hòa (Cầu Muối, Q.1, Sài Gòn). Đây là một ngôi đình lớn, không thua kém đình Cầu Quan, mà sau này thành trụ sở chính của đoàn Minh Tơ. Và thực tế sau này khi đoàn Chánh Thành chuyển sang hồ quảng Huỳnh Long thì cũng chọn đình Nhơn Hòa làm trụ sở chính. Hiện nay đình Nhơn Hòa vẫn còn tại vị nơi chợ Cầu Muối, trên gác của đình có một gian mà cô đào Kim Phượng (con gái của ông bà Bảy Huỳnh) thuê để đặt bàn thờ tổ của đoàn Huỳnh Long và làm kho chứa trang phục cải lương.

ĐOÀN CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ HUỲNH LONG: Tìm chỗ đứng trong khán giả trẻ - Báo Người lao động

Thế hệ thứ hai, ông bà Bảy Huỳnh có 5 người con theo nghề hát là Bạch Mai, Thanh Bạch, Kim Phượng, Bạch Nga, Thanh Châu. Vào thập niên 1960 – 1970, ông bà Bảy Huỳnh chuyển sang hát hồ quảng và lập tới 4 đoàn đều lấy tên Thanh Bình – Kim Mai, hai người con trụ cột chính là Bạch Mai và Thanh Bạch nổi tiếng lừng lẫy. Kim Phượng thì chuyên về trang phục, Thanh Châu chuyên về âm nhạc, coi như cả gia tộc đều có người phụ trách các lĩnh vực.

Bạch Mai với thần thái và chất giọng uy nghi luôn tỏa sáng trên sân khấu. Hơn nữa, bà còn có khả năng đạo diễn và viết tuồng. Đến nay khoảng 50 kịch bản vẫn được các đơn vị tái dựng như Xử án Phi Giao, Giang sơn và mỹ nhân, Tấm Cám, Mạnh Lệ Quân, Ngũ biến báo phu cừu… Còn nghệ sĩ Thanh Bạch, đúng nghĩa là một kép đẹp từ ngoại hình cho đến giọng hát và vũ đạo tuyệt vời. Anh nổi tiếng với những vai diễn vua chúa và tướng lĩnh.

Nghệ sĩ, soạn giả Bạch Mai nhập viện | Đời nghệ sĩ | Thanh Niên

Sau khi ông Bảy Huỳnh mất, đến năm 1975 do không được diễn tuồng Tàu nữa, bà Bảy Huỳnh đứng ra xin giấy phép thành lập đoàn tuồng cổ Huỳnh Long, cái tên Huỳnh Long mới thật sự có từ đây. Thanh Bạch trở thành trụ cột của đoàn, còn Bạch Mai thì sáng tác thêm những kịch bản lịch sử như Anh hùng bán than, Mặt trời đêm thế kỷ (chuyển thể từ kịch bản của Lê Duy Hạnh)… Nhưng đến năm 1980 thì đoàn ngưng hoạt động, Thanh Bạch về đầu quân cho Minh Tơ, gặp gỡ và nên duyên cùng nghệ sĩ Bạch Lê (chị ruột NSƯT Thành Lộc), rồi năm 1990 cả hai vợ chồng sang Pháp định cư. Coi như đoàn Huỳnh Long ngưng diễn.

Tuy nhiên, nghệ sĩ Bạch Mai vẫn âm thầm làm nghề. Bà đi hát show, hoặc thu video, thu đĩa. Và bà đã sinh ra thế hệ thứ ba với Chinh Nhân và Bình Tinh, chính là người bây giờ phục hồi bảng hiệu Huỳnh Long.

Chinh Nhân là một kép đẹp từng đoạt giải Trần Hữu Trang. Dung mạo sáng sủa, giọng ca trong trẻo, vũ đạo đẹp, tương lai đầy hứa hẹn. Không ngờ anh bệnh nặng và mất khi mới 46 tuổi.

Bình Tinh theo học tại Đồng ấu Bạch Long, cũng lên sân khấu từ rất sớm. Nhưng giai đoạn cô trưởng thành chính là giai đoạn u ám nhất của gia tộc. Một mình cô chạy show tất bật để nuôi mẹ và lo cho anh. Có khi hát trích đoạn, có khi ca nhạc, kể cả hát đám ma, đám cưới… 15 năm, cô cùng người chồng nắm chặt tay vượt qua gian khó với lòng hiếu thảo vô bờ.

Trời không phụ kẻ có lòng, Bình Tinh tham dự cuộc thi Sao nối ngôi năm 2016 và đoạt quán quân. Từ đó, cô đắt show không thể tưởng, có khán giả còn thương yêu tặng cả xe hơi, đồ hiệu… Bây giờ Bình Tinh không còn lo lắng chuyện làm nghề và kinh tế gia đình nữa.

Quán quân Sao Nối Ngôi 2016 Bình Tinh: Chặng đường của máu, mồ hôi và nước mắt - Sàn Diễn 24h - Cổng thông tin giải trí

NS Bình Tinh cho biết thời gian qua, nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống đang gặp nhiều khó khăn trong cách tiếp cận công chúng trẻ. Trước thực trạng khán giả không mặn mà với nghệ thuật dân tộc, đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long trong năm 2021 sẽ chọn hướng đi mới, đó là sáng tác, dàn dựng và biểu diễn các vở tuồng ca ngợi nhân vật anh hùng trong lịch sử dân tộc.

Để bảo tồn, gìn giữ những tinh hoa của môn nghệ thuật này, thương hiệu Huỳnh Long sẽ đưa các vở diễn lịch sử Việt Nam đến với người xem, trong đó đối tượng chính hướng đến là khán giả trẻ và lan tỏa cảm hứng sáng tác, dàn dựng cho đội ngũ làm nghệ thuật chuyên nghiệp hiện nay.

- Advertisement -spot_img

Dành cho bạn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Tin mới